Những Phát Hiện Thú Vị Về Muỗi

Những điều thú vị về muỗi có thể bạn chưa biết

Muỗi là một loại côn trùng nguy hiểm. Để ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của muỗi đến sức khỏe loài người, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu loại sinh vật nhỏ bé này. Dưới đây là một số khám phá thú vị về muỗi mà có thể bạn chưa biết.

Muỗi thích ai?

Tại sao một số người bị muỗi “bu” trong khi số khác lại “tránh xa”? Dường như chúng biết “suy nghĩ, chọn lọc” trước khi đưa ra quyết định của mình? Hãy cùng xem những khám phá mới đây của các nhà khoa học:

  1. Muỗi dựa vào mùi hương để tìm ra đối tượng thích hợp của mình trong đám đông. Muỗi thường bị thu hút bởi những người có hàm lượng chorelterol và vitamin cao, bởi cơ thể chúng không thể tự sản sinh ra 2 loại chất này.
  2. Muỗi có khả năng ngửi mùi rất tốt. Khi ta thở ra khí CO2 và các khí khác, nó dần được phân tán trong không khí và trở thành 1 chiếc chuông báo cho muỗi về 1 “bữa tiệc” ngon đang chờ trước mắt.Khi phát hiện ra mục tiêu, muỗi sẽ lần theo khí CO2 mà bám theo con mồi. Sau khi đã tiếp cận được, muỗi sẽ tìm cho mình 1 địa điểm thích hợp, sau đó dùng “kim tiêm” đâm qua da, và hút máu trong khoảng từ 8 - 10 giây.
  3. Phần lớn các mỹ phẩm hiện nay đều có chứa axit stearic (1 dạng của axit béo).  Những người sử dụng mỹ phẩm có sức hấp dẫn muỗi lớn hơn nhiều so với những người bình thường. Tuy nhiên, có 1 số mùi hương mà muỗi không thích như tinh dầu chanh, sả, tỏi vv...
  4. Theo 1 nghiên cứu khác của các nhà khoa học Trung Quốc, tỉ lệ phụ nữ mang thai bị muỗi đốt cao hơn gấp 2 lần so với người bình thường. Nghiên cứu chỉ ra rằng: trong thời kì mang thai, hơi thở của các bà bầu có chứa nhiều chất hóa học khác nhau, vì thế luôn là mục tiêu ưu thích của muỗi. Hơn nữa, thân nhiệt của phụ nữ có thai cũng cao hơn và ra mồ hôi nhiều, nên là nơi sinh sống ưa thích của các loại vi khuẩn trên da.
Muỗi thích ai và ghét ai.

Muỗi dùng gien để 'đánh hơi' người

Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Yale (Mỹ) phát hiện một số phương pháp mà loài muỗi sử dụng để tìm kiếm "con mồi". Từ đây, có thể phát triển thêm nhiều loại thuốc xịt hiệu quả hơn, hoặc tìm ra cách bẫy và tiêu diệt loại côn trùng phiền toái này.
Các nhà khoa học tìm thấy 50 gien khác nhau mà chủng muỗi Anopheles Gambiae sử dụng để "đánh hơi" con người. Những gien này phản ứng với "mùi" đặc trưng của từng "con mồi" (gồm cả những mùi hấp dẫn loài muỗi) theo các cách khác biệt.
Mỗi gien điều khiển một cơ quan cảm nhận để phản ứng với một phân tử mùi hương mà con người sở hữu.
muỗi tìm mục tiêu qua gen
Bạn có nằm trong số 50 gen mà muỗi thích
Nhà nghiên cứu John Carlson cùng các đồng nghiệp đã chuyển 50 gien này sang tế bào thần kinh của loài ruồi giấm Drosophila để thí nghiệm.
Bình thường, ruồi giấm không nhận ra được mùi của con người. Vì thế, bất kỳ loại gien nào kể trên điều khiển ruồi giấm tìm đến con người, thì cũng chính là gien mà muỗi sử dụng.
Phân tích của nhóm tác giả đăng trên tạp chí Nature cho biết, kết quả nghiên cứu sẽ có tác dụng tích cực đến chiến dịch kiểm soát bệnh sốt rét - một trong những bệnh dịch nguy hiểm nhất thế giới, cướp đi sinh mạng của gần 1 triệu người mỗi năm.

Loài muỗi phân biệt đồng loại bằng tiếng kêu

Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Anh cho thấy loài muỗi Gambia của châu Phi có thể nhận biết và phân biệt các loài đến từ khu vực khác nhau thông qua tiếng kêu.
Trong thông báo đăng trên tạp chí “Sinh vật học đương đại” số ra mới nhất, các nhà khoa học thuộc Đại học Sussex (Anh) cho biết, muỗi Gambia phân thành nhiều chủng khác nhau.
Những chủng này trông có vẻ hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên lại có rất ít sự tạp giao. Đặc điểm này giúp cho muỗi Gambia đảm bảo sự đa dạng tương đối cao về gen, do đó tính thích ứng của chúng càng mạnh mẽ và trở thành loài truyền bệnh sốt rét rất nguy hiểm và khó đối phó.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện tần số âm thanh phát ra của những loài khác nhau cũng khác nhau. Hơn nữa, muỗi cũng chọn bạn tình thông qua tần số âm thanh.
Chính điều này đã giúp các nhà khoa học tìm ra được phương pháp “gây nhiễu” sự giao phối của chúng nhằm nâng cao khả năng phòng chống bệnh sốt rét.

Muỗi 'hát' để tìm bạn đời

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra loài muỗi gây ra hàng loạt cái chết vì bệnh sốt rét tìm bạn đời bằng cách vỗ cánh, tạo ra sự hòa hợp âm thanh với đối tượng.
Theo tạp chí Current Biology, những cặp đôi côn trùng không thể tìm thấy nhau nếu ko “cất tiếng ca” trong sự hòa hợp âm thanh hoàn hảo.
Gabriella Gibson, tác giả của báo cáo hiện làm việc tại ĐH Greenwich ở Medway, Anh, cho biết: “Mọi người phải làm quen với tiếng vo ve khó chịu khi loài muỗi chuẩn bị tấn công. Nhiều người trong chúng ta tự hỏi tại sao chúng lại tự lộ liễu để lộ mình như vậy, nhưng đây có thể là lợi thế để thu hút nhiều con đực hơn. Một sự liều lĩnh trong khoảnh khắc vẫn tỉnh táo".
Muỗi tìm bạn đời bằng cách phát ra âm thanh và tìm kiếm sự hoà hợp âm thanh với nhau
Các loại muỗi truyền bệnh sốt rét tạo thành một nhóm gọi là Anopheles gambiae. Về cơ bản chúng đều giống nhau nhưng chúng được chia làm bảy loài và một vài các dạng nhiễm sắc thể, tính đa dạng này giúp cho loại côn trùng có khả năng thích ứng vượt trội.
Các nhà nghiên cứu cho biết, những phát hiện mới giúp giải thích cách loài muỗi tránh giao phối với các thành viên của các loài khác. Nghiên cứu ở Burkina Faso họ còn phát hiện điều này xảy ra ngay cả trong một nhóm muỗi, bao gồm cả dạng “M” và “S”, bay thành cùng một bầy.
Gibson và các đồng nghiệp tìm ra rằng, muỗi nam và muỗi nữ có thể hoà âm hoà hợp với nhau. Gibson nói rằng đây là một phần tương tự để hai ca sĩ khiếm thính - một giọng nam cao và một giọng nữ cao, những người có thể nghe những âm thanh thấp nhưng có lẽ không phải là bài hát của chúng. Thay vào đó, chúng lắng nghe sự không hoà hợp, chúng nhận biết những âm thanh sắc bén hoặc tẻ nhạt của một hoặc các đối tượng khác mà chúng thấy có thể điều chỉnh tông âm thanh để sự không hoà hợp giảm xuống thành số không.
Russell, đồng tác giả báo cáo hiện làm việc tại ĐH Sussex, Anh, cho hay: “Chúng có thể làm điều này ngay cả khi chúng phát ra những âm thanh khác nhau. Bằng cách lắng nghe và thay đổi một cách tinh tế mức độ của chúng để giảm thiểu sự không hoà hợp. Chúng có thể đạt được mục đích “ca hát” hoàn hảo mà chúng ta có thể nghe thấy, chứ không phải chúng".
Các nhà nghiên cứu cho thấy hai con muỗi không hoà hợp thành công nếu chúng cùng giới hoặc nếu chúng không phải là cùng loại muỗi. Gibson giải thích rằng, chúng có thể đã cố gắng thử trong một lúc nhưng cuối cùng đành phải từ bỏ. Ông cũng lưu ý rằng: “Thậm chí những loại sinh vật thấp kém nhất như muỗi cũng có một hệ thống thần kinh phát triển, điều này cho phép chúng nhận ra loại của nhau. Còn con người để biết được điều này phải phân tích ADN của chúng”.

Dùng muỗi tiêu diệt muỗi

Một chiến lược mới để tiêu diệt muỗi Aedes Aegypti gây bệnh sốt xuất huyết đang được các nhà khoa học tiến hành bằng cách làm thay đổi ADN của loại muỗi này khiến chúng không thể sinh sản.
Các nhà khoa học đang làm việc tại phòng thí nghiệm gần Oxford đã tìm ra cách biến đổi gen - biến muỗi đực Aedes thành kẻ thù của giống loài.
Các nhà khoa học sẽ tiến hành phát tán một số lượng lớn muỗi đã được biến đổi vào tự nhiên. Chúng vẫn có thể kết đôi, nhưng không thể sinh sản. Tất cả trứng thụ tinh đều chết trước khi phát triển đầy đủ.
Bằng việc cấy một gen gọi là OX513, chiết xuất từ san hô, vào ADN của muỗi, các nhà khoa học tin rằng họ có thể tiêu diệt tất cả hậu duệ của chúng từ khi còn là ấu trùng. Biện pháp an toàn và hiệu quả này đã được áp dụng ở Malaysia, và muỗi biến đổi gen được chuyển tới đây bằng đường hàng không trong vài năm.
Việc tạo ra muỗi biến đổi gen đã được tiến hành từ 20 năm trước, nhưng chỉ gần đây mới nhận được sự ủng hộ của các quan chức y tế. Quỹ Bill and Melinda Gates đã đầu tư 38 triệu USD vào chương trình này.
Không như các loài muỗi khác, muỗi Aedes Aegypti là mối hiểm họa đối với con người bởi chúng tồn tại được trong khí hậu lạnh và sinh sôi nhanh trong môi trường đô thị.
Sốt xuất huyết - căn bệnh chết người (tỷ lệ tử vong lên tới 20%) mà chúng mang đến, đang tăng nhanh với hơn 100 triệu người tại 100 quốc gia đang bị ảnh hưởng mỗi năm. Và hiện nay vẫn chưa có vắcxin phòng bệnh, cách đặc trị hay giải pháp tối ưu nào để đối phó với thực trạng này.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đang điều chỉnh hệ gen của muỗi Anopheles gambiae - mang ký sinh trùng sốt rét, giết ít nhất 1 triệu người mỗi năm. Họ hy vọng rằng muỗi biến đổi gen với hệ miễn dịch siêu mạnh sẽ tiêu diệt ký sinh trùng hoặc chặn đứng sự phát triển của chúng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang chủ trì việc thử nghiệm muỗi biến đổi gen nhằm đảm bảo rằng nguồn gen từ bên ngoài không có đường sinh sôi. Ba trung tâm huấn luyện an toàn sinh học đã được thành lập ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh, nhằm phát huy tối đa hiệu quả của chương trình này

Muỗi thính nhất trong các loại côn trùng

Tiếng vo ve của loài muỗi trong đêm có thể khiến bạn khó chịu, thế nhưng đây chính là thứ âm nhạc cuốn hút và dễ nghe nhất đối với loại côn trùng này.
Từ lâu nay, các nhà khoa học vẫn biết rằng muỗi đực phát ra tiếng vo ve để tìm đối tác cho mình. Thế nhưng một nghiên cứu gần đây nhất cho thấy một kết quả thú vị: Mặc dù cơ thể có cấu tạo hết sức đơn giản, nhưng muỗi cái lại nằm trong số những động vật có "bộ nghe" thính nhất trong thế giới côn trùng.
Tiềng vo ve của muỗi
Muỗi là loại động vật thính nhất trong lớp côn trùng
Các nhà khoa học còn tiết lộ quá trình tìm kiếm bạn tình của loài muỗi.Khi 2 con muỗi đến gần nhau, và cùng vo ve, chúng sẽ lập tức thay đổi tiếng kêu được tạo nên bởi những chiếc cánh vỗ đến 600 lần 1 giây. Nếu 2 âm thanh phát ra tương đồng, con muỗi sẽ biết đó chính là đối tượng tiềm tàng của nó. Nếu âm thanh có dấu hiệu khác biệt, có nghĩa lcon muỗi kia không phù hợp, và chúng sẽ phải tìm một đối tác khác cho cuộc giao hợp của mình.
Các nhà khoa học nói rằng trên thế giới có tới trên 3000 loài muỗi khác nhau, và mỗi loài đều tạo nên những âm thanh riêng biệt. Và tất cả các loài muỗi đều từ âm thanh này để nhận ra bạn tình thích hợp với mình.
Nghiên cứu trên được tiến hành bởi 2 nhà nghiên cứu: Gabriella Gibson thuộc Viện tài nguyên thiên nhiên - ĐH Greenwich và Ian Russenll thuộc ĐH Sus.