Nằm trong bộ sản phẩm cửa lưới chống muỗi của Công ty TNHH Cơ Kim Khí Quang Minh, cửa lưới chống muỗi dạng xếp là sản phẩm được đặt hàng nhiều nhất.
Với thiết kế đa dạng, khung lưới đáp ứng được các yêu cầu về khả năng chắn muỗi và thẩm mỹ.
Cửa lưới chống muỗi dạng xếp
Đặc tính của cửa lưới chống muỗi dạng xếp
Khi mở cửa, lưới xếp theo các nếp gấp (giống quạt giấy) gọn gàng và chắc chắn. Bộ sản phẩm này rất phù hợp lắp cho cửa đi, cửa sổ có kích thước lớn.
Lưới chống muỗi dạng xếp - khung màu trắng sứ
Lưới được làm từ thép không gỉ hoặc sợi thủy tinh (loại đặc biệt), gần như bạn sẽ không nhìn thấy lưới ở khoảng cách 2m.
Lưới chống muỗi khung màu vân gỗ
Khung cửa được làm bằng khung nhôm định hình, màu sơn được chọn tùy biến phù hợp với nội thất riêng của từng ngôi nhà.
Sử dụng cửa lưới chống muỗi dạng xếp, bạn hoàn toàn tiết kiệm được hầu hết không gian trống trong nhà, giống như khi bạn sử dụng cửa lưới tự cuốn.
Cửa lưới xếp đáp ứng được cửa có kích thước lớn
Để được tư vấn và nhận báo giá cửa lưới chống muỗi theo kích thước cửa khu vực lắp đặt, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin sau:
Công ty TNHH Cơ Kim Khí Quang Minh
Địa chỉ: Số 164, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Kho Xưởng: Lô M2, Cụm CN An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội
Cửa lưới chắn muỗi cánh trượt, lùa có cấu tạo bao gồm:
Lưới chắn muỗi: lưới chắn muỗi được sử dụng là lưới inox hoặc lưới sợi thủy tinh, bạn sẽ gần như không nhìn thấy lưới ở khoảng cách 2 m.
Khung nhôm: Hệ nhôm định hình được sử dụng có trọng lượng nhẹ, độ bền cao.
Hệ phụ kiện: Bộ phụ kiện đi kèm với cửa lưới đều được sản xuất với chất liệu không han gỉ, đảm bảo độ bền cao.
Cửa lưới chắn muỗi cánh mở
Đặc tính của cửa lưới chắn muỗi cánh mở, lùa
Cửa lưới trượt màu trắng sứ
Cửa lưới chắn muỗi cánh mở thường được thiết kế từ 2 cánh trở lên. Bạn có thể trượt tùy ý một trong số các cánh.
Lưới chống muỗi được thiết kế giống cửa lưới chống muỗi cánh mở. Khung lưới có các màu khác nhau, phù hợp với nội thất.
Cửa lưới chống muỗi màu vân gỗ
Hiện nay, cửa lưới chắn muỗi không chỉ được sử dụng trong gia đình mà còn được các nhà hàng, cửa tiệm,... lựa chọn. Với công năng chắn muỗi, cửa lưới là biện pháp hiệu quả giúp ngăn côn trùng từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong ngôi nhà của bạn.
Để được tư vấn và nhận báo giá cửa lưới chống muỗi theo kích thước cửa khu vực lắp đặt, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin sau:
Công ty TNHH Cơ Kim Khí Quang Minh
Địa chỉ: Số 164, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Kho Xưởng: Lô M2, Cụm CN An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội
Hộp lô cuốn: chứa lưới, hệ chuyển động, các chi tiết định vị.
Ray dẫn hướng : Giữ lưới không bung ra khỏi khung, dẫn lưới chạy theo hướng cố định.
Các chi tiết định vị: Nắp nhựa, điểm bắt vít, khoá (lưỡi gà) được cấu tạo bằng nhựa HDPE định hình, mềm dẻo, chịu được thời tiết khắc nghiệt, kéo dài thời gian lão hoá, nâng cao tuổi thọ bộ sản phẩm.
Lò xo và trục lô: Lò xo chuyên dụng sử dụng trong cửa lưới chống muỗi, được sản xuất bằng thép chất lượng cao, hệ số kéo nén, đàn hồi tốt, đây là một chi tiết quan trọng đối với bộ sản phẩm cửa lưới tự cuốn, vì vậy các thông số kỹ thuật được chúng tôi chuẩn hoá kỹ lưỡng nhằm nâng cao tuổi thọ của bộ sản phẩm. Trục lô sử dụng thanh nhôm định hình, chuyên dụng, đảm bảo các thông số kỹ thuật: Thắng lực kéo, nén của lo xo, không văng, uốn làm méo hoặc làm rách lưới.
Cấu tạo khung nhôm
Ưu điểm của cửa lưới chống muỗi tự cuốn:
Cửa lưới chống muỗi tự cuốn có khả năng ngăn chặn, côn trùng, ruồi muỗi, tạp vật xâm nhập vào nhà.
Các ô lưới nhỏ cho phép không khí lưu thông qua lại, tạo sự thông thoáng cho ngôi nhà của bạn.
Lưới chống muỗi được làm từ lưới inox hoặc lưới sợi thủy tinh, đảm bảo không han gỉ.
Lưới sợi thủy tinh
Cửa lưới có mẫu mã phong phú, thiết kế hiện đại phù hợp với nội thất của mọi gia đình.
Không sử dụng hóa chất độc hại.
Hình ảnh thực tế của cửa lưới chống muỗi tự cuốn
Cửa lưới chống muỗi tự cuốn màu trắng sứ
Lưới chống muỗi tự cuốn cho gia đình
Lưới chống muỗi tự cuốn dọc
Để được tư vấn và nhận báo giá cửa lưới chống muỗi theo kích thước cửa khu vực lắp đặt, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin sau:
Công ty TNHH Cơ Kim Khí Quang Minh
Địa chỉ: Số 164, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Kho Xưởng: Lô M2, Cụm CN An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại: 04 3640 1875
Hotline: 0913 800 678
Email: info@quangminhpro.com
Cửa lưới chống muỗi dạng cánh mở có cấu tạo đơn giản, gần giống như một cánh cửa thông thường. Cửa lưới bao gồm khung nhôm định hình, lưới inox hoặc lưới sợi thủy tinh, bản lề và một số chi tiết nhỏ khác.
Cửa lưới chống muỗi cánh mở
Màu sắc của cửa lưới cánh mở có 3 màu chính: trắng thường ( gần giống màu nhôm ), trắng sứ và vân gỗ.
Đặc tính của lưới chốn muỗi cánh mở
Lưới chống muỗi cánh mở có phần lưới được căng đều, phẳng giống như một tấm màn ngăn. Mắt lưới siêu nhỏ giúp chắn côn trùng, ruồi muỗi và bụi bẩn tạp vật rất hiệu quả.
Lưới chống muỗi cánh mở
Do thiết kế cánh mở giống như cửa thông thường, nên cửa lưới chống muỗi cánh mở thường chỉ áp dụng tại khu vực có không gian rộng, thoáng.
Cửa lưới chống muỗi màu trắng sứ
Khách hàng có thể tùy chọn kiểu dáng và màu sắc mà mình thích trong bộ sản phẩm cửa lưới của chúng tôi.
Cửa lưới được lắp khớp với khung cửa của gia đình
Để đảm bảo các thông số chiều cao, chiều rộng của cửa lưới, hạn chế sai hỏng trong quá trình sản xuất, chúng tôi sẽ tới nhà khảo sát, tư vấn miến phí cho quý khách hàng.
Mọi thông tin chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin sau:
Công ty TNHH Cơ Kim Khí Quang Minh
Địa chỉ: Số 164, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Kho Xưởng: Lô M2, Cụm CN An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại: 04 3640 1875
Hotline: 0913 800 678
Email: info@quangminhpro.com
Sản phẩm vách lưới chống muỗi cố định được thiết kế chủ yếu cho các khu vực trồng rau sạch, nhà vườn, kho xưởng.
Do lưới chống muỗi được gắn cố định, không thể di chuyển, nên vách lưới chống muỗi ít được sử dụng cho gia đình. Tại nội thất gia đình, văn phòng, vách lưới được sử dụng khi có thể gắn cố định vào cửa đã được lắp trước đó.
Lưới chống muỗi gắn cố định vào cửa
Ưu điểm của vách lưới chống muỗi cố định
Mẫu vách lưới cố định
Vách lưới được lắp cố định giúp kiểm soát tối ưu sự sâm nhập của côn trùng, tạp vật xâm nhập.
Ô lưới không cản trở sự lưu thông của Ánh áng và gió tự nhiên.
Chi phí một lần hiệu quả hơn so với các giải pháp lý – hóa, bởi các giải pháp này phải duy trì chi phí thường xuyên, liên tục.
An toàn sức khỏe, môi trường sống, sinh thái bởi không sử dụng hóa chất độc hại hay xung điện lý học cường độ cao
Những ứng dụng của vách lưới chống muỗi cố định
Vách lưới che ô thoáng nhà xưởng sản xuất
Cửa lưới đóng mở hoặc lùa
Nhà lưới trong sản xuất nông nhiệp
Nhà lưới nuôi cấy mẫu trong các thí nghiệm khoa học ứng dụng,...
Vách lưới chống muỗi kho xưởng
Để được tư vấn và nhận báo giá vách lưới chống muỗi theo kích thước cửa khu vực lắp đặt, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin sau:
Công ty TNHH Cơ Kim Khí Quang Minh
Địa chỉ: Số 164, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Kho Xưởng: Lô M2, Cụm CN An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội
Vách lưới chống chuột được là sản phẩm đặc biệt, được phát triển bởi Công ty Cổ Phần Cơ Kim Khí Quang Minh. Không giống như lưới chống muỗi, lưới chống chuột được thiết kế các mắt lưới dày, sợi lưới to, chắc làm từ inox không han gỉ. Khung lưới làm bằng khung nhôm hệ, được cố định bằng đinh vít chắc chắn.
Cuộn lưới chống chuột
Lưới chống chuột thường được lắp tại ban công, các ô cửa nơi chuột thường xuyên qua lại như cửa kho, cửa sổ, ô thoáng nhà bếp, ....
Lưới chống chuột tại ban công
Với ô lưới to, chắc chắn, loại lưới được sử dụng để chống chuột còn có tác dụng như một tấm lưới an toàn ban công. Các khung, góc lưới được gắn cố định, chắc chắn giúp đảm bảo an toàn.
Lưới inox chống chuột
Hiện chúng tôi đang cung cấp dịch vụ đo đạt, khảo sát miễn phí trên toàn thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Để được tư vấn và nhận báo giá cửa lưới chống chuột theo kích thước cửa khu vực lắp đặt, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin sau:
Công ty TNHH Cơ Kim Khí Quang Minh
Địa chỉ: Số 164, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Kho Xưởng: Lô M2, Cụm CN An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại: 04 3640 1875
Hotline: 0913 800 678
Email: info@quangminhpro.com
Trong nhiều năm gần đây, người dân cụm 5, phường Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) luôn phải chịu nạn muỗi bùng phát. Tình trạng này khiến những ngôi nhà của người dân nơi đây luôn đóng kín mít. Đặc biệt, trẻ con, người già thì không dám ra ngoài khi trời tối.
"Đại dịch muỗi" tại Tứ Liên - Hà Nội
Thực trạng người dân cụm 5, phường Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) phải “sống chung” với nạn muỗi bùng phát mỗi khi thời tiết ẩm đã diễn ra nhiều năm qua, tuy nhiên, những ngày gần đây, nạn muỗi còn trầm trọng hơn.
Đi vào phường Tứ Liên những ngày này mới thấy “đại dịch” muỗi đang tấn công người dân dữ dội như thế nào. Dọc theo con kênh dài hơn 1km từ chợ Tứ Liên ra Trường mẫu giáo Tứ Liên đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Trước tình trạng muỗi tấn công quá nhiều, người dân nơi đây đã sử dụng nhiều biện pháp phòng diệt như: xịt thuốc, lắp cửa lưới chống muỗi, dùng vợt diệt muỗi chuyên dụng… Nhưng tất cả đều không thể diệt được muỗi triệt để mà chỉ mang tính tạm thời.
Đi sâu vào những dãy nhà nằm bên bờ kênh ô nhiễm trên, chúng tôi nghe thấy tiếng nổ lẹt đẹt như pháo tép. Tiếng nổ nghe có vẻ vui tai ấy lại là sự bực tức và kinh hoàng của người dân nơi đây. Đó là tiếng vợt muỗi trong mỗi nhà dân. “Chiều nào cũng thế, mọi người đi làm về là lại cầm cây vợt đi rà khắp nhà để diệt muỗi. Nhưng vừa ngừng vợt một lúc là muỗi lại bay ào ào trước mặt” – anh Ngũ Hoàng Giang, một người dân trực tiếp chịu ảnh hưởng của đợt muỗi bùng phát năm nay chia sẻ.
Dùng vợt đuổi muỗi
Cũng theo anh Giang, gia đình anh có 5 người trong đó có một cháu nhỏ nên không sử dụng thuốc xịt muỗi được. Phương pháp chính phòng tránh muỗi của gia đình anh là dùng vợt và đóng cửa, hạn chế bật điện đến mức tối đa.
Muỗi chết la liệt trên sàn nhà
Bà Nguyễn Thanh Vân (60 tuổi, tổ 36, phường Tứ Liên) cho biết, muỗi xuất hiện quá nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt của mọi người trong gia đình. “Các cửa sổ đều phải bịt lưới chắn muỗi. Cửa ra vào không dám mở nhiều, cứ mở ra phải đóng vào luôn không thì muỗi bay vào đầy nhà ngay” – bà Vân nói.
Lưới chắn muỗi được lắp đặt trên các cửa sổ
Nguyên nhân " đại dịch " muỗi bùng nổ
Đang ngồi thư giãn cạnh dòng kênh, ông Nguyễn Xuân Quang (61 tuổi, phường Tứ Liên) vừa đuổi muỗi vừa nói: “Tình trạng muỗi nhiều gây ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây đã nhiều năm nay. Nguyên nhân được xác định là do đoạn kênh ở khu vực này càng ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi lượng nước tù không thoát đi đâu được. Muỗi sinh sôi nảy nở từ đây trong mùa ẩm. Nhiều lúc lấy tay vơ được cả bốc muỗi”.
Dòng kênh lênh bềnh rác thải
“Tôi có 2 thằng cháu nội, một đứa mới 7 tháng tuổi phải đi sang nhà bà ngoại ở để tránh muỗi. Đứa hơn 1 tuổi cứ đến tối là không dám cho ra ngoài. Muỗi cứ vò vò trước mặt, đến người lớn còn không chịu được nữa là trẻ con…” – ông Quang kể.
Dù phải đối phó với nạn muỗi bùng phát hàng năm nhưng ông Quang vẫn tỏ ra khó chịu khi nói về những đám muỗi kín đặc. Ông đã ví sự kinh khủng của nạn muỗi bằng việc mắc màn mỗi lần tiếp khách đến chơi. “Muỗi nhiều, khách đến chơi chỉ muốn nhanh chóng về, có người đến rồi thì sợ không muốn đến nữa. Chỉ có ngồi trong màn may ra mới đỡ muỗi đốt” – ông Quang nói.
Vũng nước tù là nơi sinh sản của đàn muỗi
Cùng chung nỗi bức xúc vì nạn muỗi bùng phát tấn công hàng ngày như gia đình ông Quang, anh Thắng kể: “Những ngày trời nồm muỗi bay về nhà kín đặc cả lối đi, bóng điện đường chỗ nhà tôi ai nhìn thấy cũng hãi. Mọi người kéo nhau ra vợt… lúc quét gọn lại được cả bát con”.
Trước tình trạng nạn muỗi tấn công người dân Tứ Liên dữ dội, nhiều người không khỏi lo lắng lây lan các căn bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt, đối với những gia đình có trẻ em, việc phòng chống muỗi càng phải cẩn thận hơn.
Ông Quang cho biết, ông đã sử dụng thuốc diệt muỗi ở khu vực xung quanh nhà, thuốc ghi thời hạn có tác dụng dài 1 tháng nhưng chỉ được có vài ngày sau, muỗi trở lại tình trạng cũ.
Ao tù gây ô nhiễm và là nơi sinh sản của muỗi
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Duy Vĩnh (Tổ trưởng tổ dân phố số 36, cụm 5, phường Tứ Liên) cho biết, đoạn kênh dài hơn 100m từ chợ Tứ Liên về trường mẫu giáo Tứ Liên đang trong tình trạng kênh tù. Nước không thoát được, ô nhiễm nghiêm trọng… do người dân hai bên đường vứt rác xuống. Vào những ngày hè, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc cả khu phố ảnh hưởng tới chính gần 100 hộ dân hai bên kênh bẩn này.
Cũng theo ông Vĩnh, phường đã nhiều lần tổ chức phát quang hai bên bờ kênh, vớt rác thải nhưng chưa đi đến triệt để được. Cùng với đó, vấn đề ô nhiễm của đoạn kênh này đã được tổ dân phố đưa ra họp và mang ra bàn luận tại hội đồng nhân dân quận Tây Hồ nhưng tới nay mọi việc vẫn chưa được cải thiện. Nước ở kênh bẩn này rơi vào mức độ quá ô nhiễm.
Tuy nhiên, để nạn muỗi bùng phát như ngày hôm nay một phần cũng do chính ý thức kém của một số người dân nơi đây khi tự ý vứt rác thải bừa bãi xuống dòng kênh “chết” này.
Muỗi là một loại côn trùng nguy hiểm. Để ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của muỗi đến sức khỏe loài người, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu loại sinh vật nhỏ bé này. Dưới đây là một số khám phá thú vị về muỗi mà có thể bạn chưa biết.
Muỗi thích ai?
Tại sao một số người bị muỗi “bu” trong khi số khác lại “tránh xa”? Dường như chúng biết “suy nghĩ, chọn lọc” trước khi đưa ra quyết định của mình? Hãy cùng xem những khám phá mới đây của các nhà khoa học:
Muỗi dựa vào mùi hương để tìm ra đối tượng thích hợp của mình trong đám đông. Muỗi thường bị thu hút bởi những người có hàm lượng chorelterol và vitamin cao, bởi cơ thể chúng không thể tự sản sinh ra 2 loại chất này.
Muỗi có khả năng ngửi mùi rất tốt. Khi ta thở ra khí CO2 và các khí khác, nó dần được phân tán trong không khí và trở thành 1 chiếc chuông báo cho muỗi về 1 “bữa tiệc” ngon đang chờ trước mắt.Khi phát hiện ra mục tiêu, muỗi sẽ lần theo khí CO2 mà bám theo con mồi. Sau khi đã tiếp cận được, muỗi sẽ tìm cho mình 1 địa điểm thích hợp, sau đó dùng “kim tiêm” đâm qua da, và hút máu trong khoảng từ 8 - 10 giây.
Phần lớn các mỹ phẩm hiện nay đều có chứa axit stearic (1 dạng của axit béo). Những người sử dụng mỹ phẩm có sức hấp dẫn muỗi lớn hơn nhiều so với những người bình thường. Tuy nhiên, có 1 số mùi hương mà muỗi không thích như tinh dầu chanh, sả, tỏi vv...
Theo 1 nghiên cứu khác của các nhà khoa học Trung Quốc, tỉ lệ phụ nữ mang thai bị muỗi đốt cao hơn gấp 2 lần so với người bình thường. Nghiên cứu chỉ ra rằng: trong thời kì mang thai, hơi thở của các bà bầu có chứa nhiều chất hóa học khác nhau, vì thế luôn là mục tiêu ưu thích của muỗi. Hơn nữa, thân nhiệt của phụ nữ có thai cũng cao hơn và ra mồ hôi nhiều, nên là nơi sinh sống ưa thích của các loại vi khuẩn trên da.
Muỗi thích ai và ghét ai.
Muỗi dùng gien để 'đánh hơi' người
Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Yale (Mỹ) phát hiện một số phương pháp mà loài muỗi sử dụng để tìm kiếm "con mồi". Từ đây, có thể phát triển thêm nhiều loại thuốc xịt hiệu quả hơn, hoặc tìm ra cách bẫy và tiêu diệt loại côn trùng phiền toái này.
Các nhà khoa học tìm thấy 50 gien khác nhau mà chủng muỗi Anopheles Gambiae sử dụng để "đánh hơi" con người. Những gien này phản ứng với "mùi" đặc trưng của từng "con mồi" (gồm cả những mùi hấp dẫn loài muỗi) theo các cách khác biệt.
Mỗi gien điều khiển một cơ quan cảm nhận để phản ứng với một phân tử mùi hương mà con người sở hữu.
Bạn có nằm trong số 50 gen mà muỗi thích
Nhà nghiên cứu John Carlson cùng các đồng nghiệp đã chuyển 50 gien này sang tế bào thần kinh của loài ruồi giấm Drosophila để thí nghiệm.
Bình thường, ruồi giấm không nhận ra được mùi của con người. Vì thế, bất kỳ loại gien nào kể trên điều khiển ruồi giấm tìm đến con người, thì cũng chính là gien mà muỗi sử dụng.
Phân tích của nhóm tác giả đăng trên tạp chí Nature cho biết, kết quả nghiên cứu sẽ có tác dụng tích cực đến chiến dịch kiểm soát bệnh sốt rét - một trong những bệnh dịch nguy hiểm nhất thế giới, cướp đi sinh mạng của gần 1 triệu người mỗi năm.
Loài muỗi phân biệt đồng loại bằng tiếng kêu
Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Anh cho thấy loài muỗi Gambia của châu Phi có thể nhận biết và phân biệt các loài đến từ khu vực khác nhau thông qua tiếng kêu.
Trong thông báo đăng trên tạp chí “Sinh vật học đương đại” số ra mới nhất, các nhà khoa học thuộc Đại học Sussex (Anh) cho biết, muỗi Gambia phân thành nhiều chủng khác nhau.
Những chủng này trông có vẻ hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên lại có rất ít sự tạp giao. Đặc điểm này giúp cho muỗi Gambia đảm bảo sự đa dạng tương đối cao về gen, do đó tính thích ứng của chúng càng mạnh mẽ và trở thành loài truyền bệnh sốt rét rất nguy hiểm và khó đối phó.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện tần số âm thanh phát ra của những loài khác nhau cũng khác nhau. Hơn nữa, muỗi cũng chọn bạn tình thông qua tần số âm thanh.
Chính điều này đã giúp các nhà khoa học tìm ra được phương pháp “gây nhiễu” sự giao phối của chúng nhằm nâng cao khả năng phòng chống bệnh sốt rét.
Muỗi 'hát' để tìm bạn đời
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra loài muỗi gây ra hàng loạt cái chết vì bệnh sốt rét tìm bạn đời bằng cách vỗ cánh, tạo ra sự hòa hợp âm thanh với đối tượng.
Theo tạp chí Current Biology, những cặp đôi côn trùng không thể tìm thấy nhau nếu ko “cất tiếng ca” trong sự hòa hợp âm thanh hoàn hảo.
Gabriella Gibson, tác giả của báo cáo hiện làm việc tại ĐH Greenwich ở Medway, Anh, cho biết: “Mọi người phải làm quen với tiếng vo ve khó chịu khi loài muỗi chuẩn bị tấn công. Nhiều người trong chúng ta tự hỏi tại sao chúng lại tự lộ liễu để lộ mình như vậy, nhưng đây có thể là lợi thế để thu hút nhiều con đực hơn. Một sự liều lĩnh trong khoảnh khắc vẫn tỉnh táo".
Muỗi tìm bạn đời bằng cách phát ra âm thanh và tìm kiếm sự hoà hợp âm thanh với nhau
Các loại muỗi truyền bệnh sốt rét tạo thành một nhóm gọi là Anopheles gambiae. Về cơ bản chúng đều giống nhau nhưng chúng được chia làm bảy loài và một vài các dạng nhiễm sắc thể, tính đa dạng này giúp cho loại côn trùng có khả năng thích ứng vượt trội.
Các nhà nghiên cứu cho biết, những phát hiện mới giúp giải thích cách loài muỗi tránh giao phối với các thành viên của các loài khác. Nghiên cứu ở Burkina Faso họ còn phát hiện điều này xảy ra ngay cả trong một nhóm muỗi, bao gồm cả dạng “M” và “S”, bay thành cùng một bầy.
Gibson và các đồng nghiệp tìm ra rằng, muỗi nam và muỗi nữ có thể hoà âm hoà hợp với nhau. Gibson nói rằng đây là một phần tương tự để hai ca sĩ khiếm thính - một giọng nam cao và một giọng nữ cao, những người có thể nghe những âm thanh thấp nhưng có lẽ không phải là bài hát của chúng. Thay vào đó, chúng lắng nghe sự không hoà hợp, chúng nhận biết những âm thanh sắc bén hoặc tẻ nhạt của một hoặc các đối tượng khác mà chúng thấy có thể điều chỉnh tông âm thanh để sự không hoà hợp giảm xuống thành số không.
Russell, đồng tác giả báo cáo hiện làm việc tại ĐH Sussex, Anh, cho hay: “Chúng có thể làm điều này ngay cả khi chúng phát ra những âm thanh khác nhau. Bằng cách lắng nghe và thay đổi một cách tinh tế mức độ của chúng để giảm thiểu sự không hoà hợp. Chúng có thể đạt được mục đích “ca hát” hoàn hảo mà chúng ta có thể nghe thấy, chứ không phải chúng".
Các nhà nghiên cứu cho thấy hai con muỗi không hoà hợp thành công nếu chúng cùng giới hoặc nếu chúng không phải là cùng loại muỗi. Gibson giải thích rằng, chúng có thể đã cố gắng thử trong một lúc nhưng cuối cùng đành phải từ bỏ. Ông cũng lưu ý rằng: “Thậm chí những loại sinh vật thấp kém nhất như muỗi cũng có một hệ thống thần kinh phát triển, điều này cho phép chúng nhận ra loại của nhau. Còn con người để biết được điều này phải phân tích ADN của chúng”.
Dùng muỗi tiêu diệt muỗi
Một chiến lược mới để tiêu diệt muỗi Aedes Aegypti gây bệnh sốt xuất huyết đang được các nhà khoa học tiến hành bằng cách làm thay đổi ADN của loại muỗi này khiến chúng không thể sinh sản.
Các nhà khoa học đang làm việc tại phòng thí nghiệm gần Oxford đã tìm ra cách biến đổi gen - biến muỗi đực Aedes thành kẻ thù của giống loài.
Các nhà khoa học sẽ tiến hành phát tán một số lượng lớn muỗi đã được biến đổi vào tự nhiên. Chúng vẫn có thể kết đôi, nhưng không thể sinh sản. Tất cả trứng thụ tinh đều chết trước khi phát triển đầy đủ.
Bằng việc cấy một gen gọi là OX513, chiết xuất từ san hô, vào ADN của muỗi, các nhà khoa học tin rằng họ có thể tiêu diệt tất cả hậu duệ của chúng từ khi còn là ấu trùng. Biện pháp an toàn và hiệu quả này đã được áp dụng ở Malaysia, và muỗi biến đổi gen được chuyển tới đây bằng đường hàng không trong vài năm.
Việc tạo ra muỗi biến đổi gen đã được tiến hành từ 20 năm trước, nhưng chỉ gần đây mới nhận được sự ủng hộ của các quan chức y tế. Quỹ Bill and Melinda Gates đã đầu tư 38 triệu USD vào chương trình này.
Không như các loài muỗi khác, muỗi Aedes Aegypti là mối hiểm họa đối với con người bởi chúng tồn tại được trong khí hậu lạnh và sinh sôi nhanh trong môi trường đô thị.
Sốt xuất huyết - căn bệnh chết người (tỷ lệ tử vong lên tới 20%) mà chúng mang đến, đang tăng nhanh với hơn 100 triệu người tại 100 quốc gia đang bị ảnh hưởng mỗi năm. Và hiện nay vẫn chưa có vắcxin phòng bệnh, cách đặc trị hay giải pháp tối ưu nào để đối phó với thực trạng này.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đang điều chỉnh hệ gen của muỗi Anopheles gambiae - mang ký sinh trùng sốt rét, giết ít nhất 1 triệu người mỗi năm. Họ hy vọng rằng muỗi biến đổi gen với hệ miễn dịch siêu mạnh sẽ tiêu diệt ký sinh trùng hoặc chặn đứng sự phát triển của chúng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang chủ trì việc thử nghiệm muỗi biến đổi gen nhằm đảm bảo rằng nguồn gen từ bên ngoài không có đường sinh sôi. Ba trung tâm huấn luyện an toàn sinh học đã được thành lập ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh, nhằm phát huy tối đa hiệu quả của chương trình này
Muỗi thính nhất trong các loại côn trùng
Tiếng vo ve của loài muỗi trong đêm có thể khiến bạn khó chịu, thế nhưng đây chính là thứ âm nhạc cuốn hút và dễ nghe nhất đối với loại côn trùng này.
Từ lâu nay, các nhà khoa học vẫn biết rằng muỗi đực phát ra tiếng vo ve để tìm đối tác cho mình. Thế nhưng một nghiên cứu gần đây nhất cho thấy một kết quả thú vị: Mặc dù cơ thể có cấu tạo hết sức đơn giản, nhưng muỗi cái lại nằm trong số những động vật có "bộ nghe" thính nhất trong thế giới côn trùng.
Muỗi là loại động vật thính nhất trong lớp côn trùng
Các nhà khoa học còn tiết lộ quá trình tìm kiếm bạn tình của loài muỗi.Khi 2 con muỗi đến gần nhau, và cùng vo ve, chúng sẽ lập tức thay đổi tiếng kêu được tạo nên bởi những chiếc cánh vỗ đến 600 lần 1 giây. Nếu 2 âm thanh phát ra tương đồng, con muỗi sẽ biết đó chính là đối tượng tiềm tàng của nó. Nếu âm thanh có dấu hiệu khác biệt, có nghĩa lcon muỗi kia không phù hợp, và chúng sẽ phải tìm một đối tác khác cho cuộc giao hợp của mình.
Các nhà khoa học nói rằng trên thế giới có tới trên 3000 loài muỗi khác nhau, và mỗi loài đều tạo nên những âm thanh riêng biệt. Và tất cả các loài muỗi đều từ âm thanh này để nhận ra bạn tình thích hợp với mình.
Nghiên cứu trên được tiến hành bởi 2 nhà nghiên cứu: Gabriella Gibson thuộc Viện tài nguyên thiên nhiên - ĐH Greenwich và Ian Russenll thuộc ĐH Sus.